Lợi dụng tâm lý người tiêu dùng thích mua giá rẻ, không ít người bán hàng đã “câu khách” bằng cách chỉnh cân, thậm chí sẵn sàng trộn hàng ngon với hàng kém chất lượng để hạ giá thành sản phẩm hòng kiếm lãi.
Trên đường đi làm về qua đoạn đường Nguyễn Xiển, chị Lương Kim Giang (ở Linh Đàm, Hà Nội) thấy nhiều người bán đổ đống quả bơ trên hè và treo biển giảm giá: Bơ sáp thơm ngon giá 15.000 đồng/kg. Chị đã không ngần ngại dừng lại mua 3kg. Về đến nhà, đặt lên cân lại thì chị mới hay túi bơ đã bị… “ngót” chỉ còn 2,5kg!
Thực ra, gặp trường hợp như chị Giang không phải là chuyện hiếm ở Hà Nội. Thế mới có chuyện trên nhiều tuyến đường như: Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Xiển, Trần Thái Tông, nhiều người bán còn treo biển “đảm bảo cân đúng”.
Chị Lan Phương (Hoài Đức, Hà Nội) cho biết: Nhiều lần tôi mua dưa ở những điểm bán hàng ven đường Hồ Tùng Mậu, mặc dù họ treo biển “đảm bảo cân đúng” nhưng thực tế về nhà, tôi cân chưa bao giờ đúng như trọng lượng mua ở ngoài hàng.
Thực ra, việc “độ” cân để ăn gian trọng lượng hàng hóa không phải là chuyện mới. Giới bán lẻ vẫn thường rỉ tai nhau về những điểm chuyên “độ” cân trên phố Thuốc Bắc (Hà Nội). Những chiếc cân đã được “phù phép” để có thể ăn gian trọng lượng thực tế của hàng hóa. Mức độ “ăn gian” thì cũng tùy thuộc vào yêu cầu của từng người. Với mỗi kg hàng, có người ăn bớt 1 lạng, có người bớt 2 lạng, thậm chí có người không ngại ngần bớt hẳn 3 lạng.
Việc cân điêu, bán thiếu, gian lận kiểu này không còn mới với những bà nội trợ. Từ những năm 2005, ban quản lý nhiều chợ ở Hà Nội đã cho lắp đặt cân đối chứng ngay cổng chợ để khách hàng có thể kiểm tra lại hàng hóa đã mua.
Tuy nhiên, việc làm này chỉ diễn ra được vài tháng. Đến thời điểm này, gần như không còn cân đối chứng nào tồn tại, hoặc nếu có thì chúng cũng đã được chuyển đổi mục đích sử dụng. Và đại đa số người mua hàng đều không biết đến sự tồn tại của chiếc cân này. Có lẽ vì vậy mà việc gian lận về trọng lượng trong bán hàng, đặc biệt là những gánh hàng rong vẫn còn “đất” để sống, gây phiền muộn cho nhiều người mua hàng.
Ngoài việc cân điêu, bán không đúng trọng lượng thật, thì có những gian thương đã dùng mánh khóe khác để làm tăng lợi nhuận, như việc bơm nước vào tôm, cua hay thậm chí là thịt để tăng trọng lượng.
Thịt trâu giả làm thịt bò, thịt lợn sề ngâm tẩm hóa chất “phù phép” thành thịt bò đã được các phương tiện truyền thông cảnh báo khá nhiều trong thời gian qua. Thế nhưng làm thế nào để phát hiện được đâu là sản phẩm bị trà trộn, bơm nước để tăng trọng lượng thì không phải bà nội trợ nào cũng nắm được.
Không chỉ thịt lợn, tôm, cua mà ngay cả thịt gà là loại thực phẩm tưởng chừng “lành” nhất cũng đã được cảnh báo là được bơm nước nhiều nhất! Các gian thương thường chọn hai vị trí là đùi và lườn để bơm. Do đó, khi chọn gà, vịt, người mua nên quan sát kĩ hai vị trí này.
Nếu thấy căng bóng, thớ thịt dày, to thì không nên mua. Nếu còn nguyên con, người mua nên cầm dốc ngược con gà, vịt lên, nếu thấy nó biến dạng nhiều thì đã bị bơm nước.
Chia sẻ kinh nghiệm, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Phòng Quản lý Chất lượng, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay, nếu nhận thấy con vịt hoặc gà quá béo, người mua cần lấy dao hoặc vật nhọn chọc thủng lớp da, nếu bị bơm nước thì nước sẽ chảy ra.
Đối với mặt hàng hoa quả, các tiểu thương thường gắn mác xuất xứ cam trong nước trong khi họ biết l00% đó là hàng hoa quả nhập từ Trung Quốc.
Trong những ngày gần đây, thông tin mỗi ngày có tới hàng trăm tấn cam với giá siêu rẻ từ 15.000 đồng/kg - 25 nghìn đồng/kg, được nhập từ Cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn về Hà Nội tiêu thụ khiến không ít bà nội trợ phải suy tính trước khi lựa chọn mua. Bởi lẽ, các vùng chuyên cam trong nước như Hà Giang, Hòa Bình, Hưng Yên, Vinh… đều chưa vào vụ thu hoạch, vậy lấy đâu cam trong nước bán ê hề và giá lại “mềm” đến vậy?
Chị Lan Phương (Hoài Đức, Hà Nội) cho biết: Nhiều lần tôi mua dưa ở những điểm bán hàng ven đường Hồ Tùng Mậu, mặc dù họ treo biển “đảm bảo cân đúng” nhưng thực tế về nhà, tôi cân chưa bao giờ đúng như trọng lượng mua ở ngoài hàng.
Thực ra, việc “độ” cân để ăn gian trọng lượng hàng hóa không phải là chuyện mới. Giới bán lẻ vẫn thường rỉ tai nhau về những điểm chuyên “độ” cân trên phố Thuốc Bắc (Hà Nội). Những chiếc cân đã được “phù phép” để có thể ăn gian trọng lượng thực tế của hàng hóa. Mức độ “ăn gian” thì cũng tùy thuộc vào yêu cầu của từng người. Với mỗi kg hàng, có người ăn bớt 1 lạng, có người bớt 2 lạng, thậm chí có người không ngại ngần bớt hẳn 3 lạng.
Việc cân điêu, bán thiếu, gian lận kiểu này không còn mới với những bà nội trợ. Từ những năm 2005, ban quản lý nhiều chợ ở Hà Nội đã cho lắp đặt cân đối chứng ngay cổng chợ để khách hàng có thể kiểm tra lại hàng hóa đã mua.
Tuy nhiên, việc làm này chỉ diễn ra được vài tháng. Đến thời điểm này, gần như không còn cân đối chứng nào tồn tại, hoặc nếu có thì chúng cũng đã được chuyển đổi mục đích sử dụng. Và đại đa số người mua hàng đều không biết đến sự tồn tại của chiếc cân này. Có lẽ vì vậy mà việc gian lận về trọng lượng trong bán hàng, đặc biệt là những gánh hàng rong vẫn còn “đất” để sống, gây phiền muộn cho nhiều người mua hàng.
Những chiêu trò cân điêu
Ngoài việc cân điêu, bán không đúng trọng lượng thật, thì có những gian thương đã dùng mánh khóe khác để làm tăng lợi nhuận, như việc bơm nước vào tôm, cua hay thậm chí là thịt để tăng trọng lượng.
Thịt trâu giả làm thịt bò, thịt lợn sề ngâm tẩm hóa chất “phù phép” thành thịt bò đã được các phương tiện truyền thông cảnh báo khá nhiều trong thời gian qua. Thế nhưng làm thế nào để phát hiện được đâu là sản phẩm bị trà trộn, bơm nước để tăng trọng lượng thì không phải bà nội trợ nào cũng nắm được.
Không chỉ thịt lợn, tôm, cua mà ngay cả thịt gà là loại thực phẩm tưởng chừng “lành” nhất cũng đã được cảnh báo là được bơm nước nhiều nhất! Các gian thương thường chọn hai vị trí là đùi và lườn để bơm. Do đó, khi chọn gà, vịt, người mua nên quan sát kĩ hai vị trí này.
Nếu thấy căng bóng, thớ thịt dày, to thì không nên mua. Nếu còn nguyên con, người mua nên cầm dốc ngược con gà, vịt lên, nếu thấy nó biến dạng nhiều thì đã bị bơm nước.
Chia sẻ kinh nghiệm, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Phòng Quản lý Chất lượng, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay, nếu nhận thấy con vịt hoặc gà quá béo, người mua cần lấy dao hoặc vật nhọn chọc thủng lớp da, nếu bị bơm nước thì nước sẽ chảy ra.
Đối với mặt hàng hoa quả, các tiểu thương thường gắn mác xuất xứ cam trong nước trong khi họ biết l00% đó là hàng hoa quả nhập từ Trung Quốc.
Trong những ngày gần đây, thông tin mỗi ngày có tới hàng trăm tấn cam với giá siêu rẻ từ 15.000 đồng/kg - 25 nghìn đồng/kg, được nhập từ Cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn về Hà Nội tiêu thụ khiến không ít bà nội trợ phải suy tính trước khi lựa chọn mua. Bởi lẽ, các vùng chuyên cam trong nước như Hà Giang, Hòa Bình, Hưng Yên, Vinh… đều chưa vào vụ thu hoạch, vậy lấy đâu cam trong nước bán ê hề và giá lại “mềm” đến vậy?
Theo vtc.vn
Những chiêu trò cân điêu, bán giả
02:51